NGÀY TẾT CỦA EM

Ngày Tết là dịp để sum vầy, đoàn tụ và tưởng nhớ tổ tiên

Ý NGHĨA CỦA NGÀY TẾT

Ngày Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết cổ truyền, là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, diễn ra vào ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch. Ngày Tết không chỉ là thời điểm để các thành viên trong gia đình sum họp, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và tâm linh. Đây là thời điểm để mọi người nhìn nhận lại những gì đã trải qua trong năm cũ, đồng thời cầu mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Trong những ngày Tết, các gia đình thường thực hiện nhiều phong tục tập quán như đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp, tổ chức tiệc Tất Niên vào ngày 30 tháng Chạp để quây quần bên nhau, và cúng giao thừa để tiễn năm cũ và đón năm mới. Thời khắc giao thừa là lúc mọi người dọn mâm cỗ cúng tổ tiên và tham gia các hoạt động như bắn pháo hoa để xua đuổi vận xui. Người đầu tiên bước vào nhà vào sáng mùng 1 sẽ được xem là người xông đất, mang lại may mắn cho gia đình trong năm mới. Ngoài ra, việc chúc Tết và mừng tuổi cũng là những hoạt động không thể thiếu, thể hiện lòng kính trọng và tình cảm gia đình. Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp để nghỉ ngơi, vui chơi mà còn là thời gian để mọi người thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, cầu mong sức khỏe, tài lộc cho gia đình trong năm mới.

Tết đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ và bắt đầu một năm mới với nhiều hy vọng, tài lộc và may mắn. Người Việt tin rằng những gì diễn ra trong những ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng đến cả năm, vì vậy họ thường tránh làm những điều không may mắn và cố gắng tạo ra những khởi đầu tốt đẹp.Tết là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên. Các gia đình thường dọn dẹp, trang trí bàn thờ và chuẩn bị mâm cỗ để cúng tổ tiên, cầu mong sự phù hộ và che chở trong năm mới.Bên cạnh đó tết còn thời gian để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ niềm vui và những câu chuyện trong năm qua. Những người con xa quê thường trở về nhà để đoàn tụ với gia đình, tạo nên không khí ấm cúng và hạnh phúc.

Ảnh chụp gia đình

Ảnh chụp gia đình

Theo phong tục, cứ giao thừa hoặc mùng một, các gia đình người Việt tụ họp đông đủ với nhau cùng thắp nén hương lên tổ tiên, cùng vui đùa ăn uống chúc mừng năm mới. Đây cũng là dịp mà con cháu trong nhà chúc Tết đến ông bà, cha mẹ và nhận lì xì mừng tuổi. Phong bao lì xì màu đỏ bên trong có số tiền nhỏ tượng trưng cho lời chúc may mắn, mạnh khỏe, gặp nhiều thành công trong công việc, học tập mà người lớn muốn gửi đến trẻ .Ngày nay, việc mừng tuổi đã không còn giới hạn trong ngày mùng một hay ba ngày đầu năm nữa, mà chỉ cần còn không khí Tết thì vẫn có thể lì xì con cháu của mình...Ngoài ra tục lì xì cũng không còn giới hạn chỉ người lớn lì xì cho trẻ nhỏ nữa. Chỉ cần là người đã đi làm, có thu nhập là có thể mừng tuổi những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà rồi. Không chỉ người thân trong gia đình, tục lì xì đã mở rộng khi bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm chúc Tết cũng có thể lì xì lẫn nhau.Ở gia đình tui năm nay đặc biệt ở chỗ sẽ ramdom( ngẫu nhiên) bốc lì xì ,tuy có người nhiều có người ít nhưng nó lại mang lại bầu không khí đầy tiếng cười ,vui vẻ.

CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TẾT

Dọn dẹp

- Làm sạch tổng thể: Lau chùi nhà cửa, dọn dẹp góc chết, giặt rèm cửa, lau kính...

- Sắp xếp lại đồ đạc: Bỏ đi những đồ dùng không cần thiết, sắp xếp lại đồ đạc gọn gàng, khoa học.

- Lau dọn bàn thờ: Dọn dẹp, lau chùi bàn thờ, chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo để cúng ông bà tổ tiên.

Trang trí

- Hoa tươi, cây cảnh: Chọn những loại hoa đặc trưng ngày Tết như hoa đào, hoa mai, hoa ly... để trang trí nhà.

- Đèn lồng, đèn nháy: Treo đèn lồng, đèn nháy màu đỏ ở cửa ra vào, ban công... tạo không khí rực rỡ.

- Câu đối đỏ: Chọn những câu đối mang ý nghĩa tốt đẹp để trang trí cửa chính.

- Mâm ngũ quả: Bày mâm ngũ quả theo truyền thống với những loại quả mang ý nghĩa may mắn.

- Tranh ảnh, vật phẩm trang trí: Sử dụng tranh ảnh, vật phẩm trang trí mang đậm màu sắc Tết như tranh dân gian, đồ gốm sứ....

- Tạo điểm nhấn: Tạo điểm nhấn cho không gian bằng những chi tiết nhỏ như nơ đỏ, ruy băng, bóng bay...

- Bên cạnh đó em và một số bạn khác được phân công vào đội 1 ,nhóm trang trí cổng chào mừng ngày tết ở trường. Tại đây chúng em đã có rất nhiều kỉ niệm được làm việc cùng nhau, phân chia công việc một cách hiệu quả và cuối cùng dành được thành quả là giải nhất

Công đoạn làm cổng 1

Công đoạn làm cổng

Thành quả

Thành quả

MUA SẮM,THỰC PHẨM TẾT

Mua thực phẩm cho ngày Tết

- Thực phẩm tươi sống: Thịt, cá, gà, hải sản để chế biến các món ăn truyền thống.

- Bánh chưng, bánh tét: Là món không thể thiếu trong dịp Tết.

- Rau củ quả: Dùng để nấu ăn và làm dưa món, dưa hành, canh măng.

- Mứt và bánh kẹo: Dùng để tiếp khách hoặc tặng bạn bè.

- Đồ uống: Trà, rượu, bia, nước ngọt phục vụ cho các buổi tụ họp.

Gói bánh

Mua sắm đồ trang trí Tết

- Cây cảnh và hoa Tết: Như đào, mai, quất, cúc vàng, lan để trang trí nhà cửa.

- Đèn lồng, câu đối đỏ: Tăng thêm không khí Tết, mang ý nghĩa may mắn và tài lộc.

- Bao lì xì: Lựa chọn các mẫu bao lì xì đỏ, vàng với thiết kế truyền thống hoặc hiện đại.

Bao lì xì

Bao lì xì

- Vật phẩm phong thủy: Như tượng, tranh, hoặc các linh vật của năm mới.

Mua quà Tết

- Hộp quà Tết: Gồm trà, rượu, bánh kẹo, hoặc các đặc sản địa phương để tặng người thân, bạn bè, đối tác.

- Quà cho trẻ em: Quần áo mới, đồ chơi hoặc lì xì.

DU LỊCH NGÀY TẾT

Tết là dịp tất cả mọi người đều có kỳ nghỉ lễ dài nhất trong năm và đồng thời cũng là khoảng thời gian có thời tiết tương đối ôn hòa, dễ chịu nhất. Đây là dịp mọi người trong gia đình, bạn bè và người thân có khoảng thời gian khá thoải mái để tận hưởng những giây phút bên nhau.khoảng thời gian lý tưởng nhất để mỗi người trong chúng ta nghỉ ngơi thư giãn và tận hưởng thành quả sau một năm cố gắng làm việc vất vả. Còn gì tuyệt vời hơn khi cả gia đình, bạn bè quây quần bên nhau trong những ngày lễ tết. Tuy nhiên để thay đổi không khí và tận hưởng thời gian trọn vẹn thì đi du lịch cùng nhau lại là lựa chọn hoàn hảo. Đối với phụ nữ không cần phải quanh năm bếp núc nữa, đối với đàn ông cũng không cần quá bận rộn với các mối quan hệ công việc bên ngoài.

1 2 3

Du lịch HÒN ĐÁ BẠC

ĐI CHÙA NGÀY TẾT

Đi chùa ngày Tết là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc và thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân. Đây là dịp để mọi người tìm về chốn thanh tịnh, cầu nguyện cho một năm mới an khang, hạnh phúc và may mắn.Là cách để bày tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật, các vị Bồ Tát, các vị Thánh Thần và tổ tiên.Mọi người đến chùa để cầu nguyện cho bản thân, gia đình và người thân được bình an, mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn trong năm mới. Bên cạnh đó Chùa là nơi thanh tịnh, giúp mọi người xua tan những muộn phiền, lo âu của cuộc sống, tìm lại sự bình yên trong tâm hồn.Đi chùa còn là cách để tích lũy công đức, gieo duyên lành cho bản thân và những người xung quanh.

q qw

Ảnh các sư thầy đang làm lễ

Đi chùa ngày Tết là còn một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng, nơi để mọi người giao lưu, chia sẻ và gắn kết với nhau , cũng như nơi để mọi người học hỏi về đạo đức, nhân cách, về những giá trị tốt đẹp của Phật giáo.

Bắn pháo hoa ngày tết

Một số hoạt động ngày TỂT(Tổng quan)

Ngày tết em thích

Phở bò--- Du lịch đảo Nam Du--- Lô tô--- Hái lộc đầu năm--- Đi chùa cầu an--- Tân niên---